Phải làm cách nào để hết bị bóng đè khi ngủ?

0

Cập nhật vào 07/12

Thường xuyên bị bóng đè, mất ngủ, suy giảm trí nhớ. Vậy nguyên nhân do đâu và làm cách nào để hết bị bóng đè khi ngủ?. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về hiện tượng kì lạ này.

Hãy cùng tinhcoi.info tìm hiểu nguyên nhân bị bóng đè mất ngủ dẫn đến suy giảm trí nhớ và tìm ra câu trả lời cho câu hỏi  ” làm cách nào để hết bị bóng đè khi ngủ? “.

Hiện tượng bị bóng đè dẫn đến mất ngủ và suy giảm trí nhớ sẽ như thế nào?

Trong giấc ngủ, khi bị bóng đè, toàn thân ta cảm giác có vật gì nặng đang đè lên người, khiến ngực khó thở, cố gắng vùng dậy, kêu la, cử động nhưng đều vô ích. Điều này khiến con người sợ hãi, sau khi kết thúc hiện tượng bóng đè, họ sẽ cảm thấy rất mệt, hơi nhức đầu và toàn thân ra mồ hôi, tâm lý bất an, bồn chồn, làm cho giấc ngủ không sâu.

Khi bị bóng đè, một phần não bộ vẫn hoạt động bình thường, ở trạng thái tỉnh nhưng hệ thần kinh vận động không hoạt động khiến cơ thể không cử động được.

Đối với tất cả mọi người, bóng đè thật sự đáng sợ hơn cả cơn ác mộng, điều này ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần và thể chất của nạn nhân. Khiến cơ thể mệt mỏi, tâm lý hoang mang đến ngày hôm sau.

Nguyên nhân bị bóng đè, mất ngủ dẫn đến suy giảm trí nhớ

1, Theo khoa học chứng minh, nguyên nhân chủ yếu là do căng thẳng tâm lý, lo lắng hay bị stress từ sức ép công việc. Do đảo lộn chu trình của giấc ngủ, những yếu tố tâm lý này kích thích lên vỏ não, gây ra hiện tượng bóng đè.

làm cách nào để hết bị bóng đè 1

Bóng đè khiến tinh thần và thể chất mệt mỏi, chán nản

2, Do tư thế nằm ngủ, người để tay lên ngực khi ngủ sẽ gây khó khăn cho việc thở, không thoải mái, gây tâm lý hoang mang khi đi vào giấc ngủ không sâu dễ bị bóng đè.

3, Lạm dụng các chất kích thích như : bia rượu, cafe nhiều gây ảnh hưởng đến thần kinh, làm thay đổi cấu trúc não bộ, làm quá trình dẫn truyền tính hiệu thần kinh đến não bộ chậm hơn. Gây nên những biểu hiện đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi…tâm lý thay đổi ngột và đây là nguyên nhân gây ra tình trạng bóng đè.

  • Do nếp sống sinh hoạt hàng này bị đảo lộn đột ngột, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Trường hợp cơ thể người mới ốm dậy, tinh thần và thể chất yếu, gây hoang mang, lo lắng.
  • Khi nhịp tim đập nhanh trên 100 lần/ phút.
  • Do lối sống không lành mạnh: Xem phim ảnh, sách báo hoặc tham gia các trò chơi kinh dị, gặp biến cố gây hoảng loạn, trầm cảm.
  • Do tư thế nằm ngủ để tay lên ngực, mặc áo quá chật gây khó khăn cho việc thở, gây ra hiện tượng bóng đè.

Phải làm cách nào để hết bị bóng đè khi ngủ?

Theo khoa học chứng minh, mọi hoạt động của con người điều có liên quan đến não bộ, cho nên để tránh trường hợp bị bóng đè, mất ngủ, dẫn đến suy giảm trí nhớ. Các bạn nên lưu ý đến chế độ sinh hoạt hợp lý, khao học,tránh trường hợp áp lực, stress gây rối loạn thần kinh, dẫn đến gặp tình trạng bóng đè thường xuyên.

Để cải thiện tình hình, người bệnh cần thực hiện các biện pháp phòng tránh bóng đè như sau: hàng ngày phải đảm bảo ngủ đủ giấc từ 7 – 8 giờ đối với người trưởng thành.

Để giữ cho thời gian biểu sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, nên đi ngủ vào một giờ nhất định vào buổi tối và thức dậy đúng giờ vào buổi sáng. Đồng thời cải thiện môi trường ngủ. Nên tạo ra một không gian ngủ yên tĩnh và thoải mái nhất. Nếu có điều kiện dùng máy điều hòa nhiệt độ thì chỉnh nhiệt độ phòng khi ngủ khoảng 26-28oC. Giường ngủ cần sạch sẽ, êm ái, thoải mái

làm cách nào để hết bị bóng đè 2

Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để cải thiện sức khỏe

Điều quan trọng không kém nên tăng cường tập thể dục thể thao thường xuyên và tìm các hoạt động yêu thích để thư giản mỗi lúc căng thẳng mệt mỏi, stress để đêm về có một giấc ngủ ngon.

Chế độ dinh dưỡng bổ sung nhiều thực phẩm có lợi cho não hoạt động.

Và khi cơ thể cân bằng, tâm trạng của bạn vui vẻ, yêu đời thì mọi áp lực sẽ tan biến, hiện tượng bị bóng đè sẽ không xảy ra.

Nếu tình trạng bị bóng đè thường xuyên khiến bạn mất ngủ liên tục ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần giỏi ở tphcm để có phương pháp điều trị an thần phù hợp.

Xem thêm:

4/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.