Nguyên nhân căng thẳng, stress ở phụ nữ mang thai

0

Cập nhật vào 15/05

Căng thẳng, stress trong thai kỳ có thể là nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm ở bà bầu ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.

nguyên nhân dẫn tới căng thẳng stress ở phụ nữ mang thai

Tình trạng này hiện nay rất phổ biến tuy nhiên nhiều người mang thai và gia đình của họ lại không biết được lý do gây ra cũng như cách khắc phục vấn đề này dẫn đến những hậu quả xấu trong nhiều trường hợp.

Vì sao bà bầu dễ bị căng thẳng, stress?

Trong giai đoạn mang thai, người phụ nữ sẽ có rất nhiều sự thay đổi quan trọng cả về mặt thể chất lẫn tâm sinh lý, tinh thần. Dấu hiệu stress biểu hiện rất rõ rệt ở giai đoạn này

Căng thẳng, stress, mệt mỏi xuất hiện là do sự thay đổi trong trao đổi chất của cơ thể, đồng thời là sự thay đổi hàm lượng hormone (bao gồm hai loại hormone điển hình là estrogen và progesterone) ảnh hưởng đến hệ thần kinh, trong đó có các chất điều chỉnh tâm trạng của cơ thể.

Ngoài sự thay đổi bên trong cơ thể thì những tác nhân từ bên ngoài cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm trạng của phụ nữ mang thai. Những lỗi lo, vui buồn chuyện gia đình, công việc, xã hội,… cùng ập đến. Hoặc cũng có thể là những mối lo trong việc sinh con cho những bà mẹ mang thai lần đầu, họ thường có những câu hỏi cho chính bản thân mình như: “Mình có thể làm mẹ tốt hay không?”, “Làm sao để đủ tiền nuôi con?”, “Con mình có được khỏe mạnh không?”, “Phải chuẩn bị những gì để chào đón con ra đời?”,…
Căng thẳng, stress chủ yếu xuất hiện trong 3 tháng đầu tiên khi mang thai (cao nhất là từ 6 đến 10 tuần đầu). Và tình trạng này lại trở lại trong 3 tháng trước khi sinh, đây là giai đoạn quan trọng khi thai phụ chuẩn bị cho việc sinh nở.

Căng thẳng, stress ở phụ nữ mang thai không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của chính bản thân bà mẹ mà còn có tác động xấu đối với bé. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi mẹ bị căng thẳng, stress trong giai đoạn mang thai thì con sinh ra cũng có những nguy cơ về tâm lý, tinh thần.

Biểu hiện của căng thẳng, stress ở phụ nữ mang thai

Về mặt thể chất, thai phụ sẽ dễ dàng nhận ra những thay đổi trong cơ thể mình như thường xuyên tức ngực, nhịp tim cao hơn mức bình thường, rối loạn nhịp thở, hay thở gấp, đau đầu, thị lực giảm sút, đêm ngủ nghiến rang, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, đau nhức cơ bắp,…

Về mặt thần kinh, trí nhớ của phụ nữ sẽ bị giảm sút rõ rệt, nhớ trước quên sau, lẫn lộn, thiếu tập trung khi làm việc gì đó, hay mất ngủ và gặp ác mộng.

Về mặt tâm lý, người phụ nữ mang thai khi bị căng thẳn, stress luôn có cảm giác lo âu, tội lỗi, đau khổ, sợ hãi, thất vọng, cô đơn. Xuất hiện những cơn giận dữ không có nguyên nhân, đôi khi lại bật khóc.

Về mặt xã hội, họ thường muốn tách biệt với những người khác, ăn quá nhiều hoặc không thèm ăn gì cả, uống nhiều rượu, dùng thuốc gây nghiện để bản thân tìm được cảm giác thoải mái.

Cách khắc tình trạng căng thẳng, stress ở phụ nữ mang thai

Người phụ nữ khi mang thai không nên làm việc quá sức, điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi. Nếu không được nghỉ ngơi đầy đủ và hợp lý, tình trạng căng thẳng, stress ngày càng nặng có thể gây nên tình trạng dị tật thai nhi. Trong lúc làm việc, nếu cảm thấy mệt, hãy tìm một không gian thoáng đãng, thoải mái để đầu óc luôn được tỉnh táo, tránh nghĩ ngợi nhiều và cắt giảm tối đa công việc cần thiết.

Tập luyện thể thao với cường độ thấp

Sau một ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi với đầy rẫy công việc phải giải quyết bà bầu nên thư giãn đầu óc, cơ thể bằng việc tập luyện thể thao với cường độ thấp như vài động tác yoga chẳng hạn.

Trò chuyện cùng chồng, người thân hoặc bạn bè

Phụ nữ mang thai luôn cần có sự chăm sóc và quan tâm đặc biệt từ chồng cũng như những người thân trong gia đình. Đừng ngại ngần trò chuyện cùng chồng, người thân hay bạn bè về những thắc mắc, khó khăn bạn đang gặp phải để cùng nhau tìm cách giải quyết.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.