Cập nhật vào 07/12
Viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh là bệnh khá phổ biến, tuy nhiên sẽ rất nguy hiểm nếu như cha mẹ không hiểu rõ những chứng bệnh bé đang gặp phải để có được cách chữa trị kịp thời cho bé, tránh cho bé bị tái phát nhiều lần hay có những di chứng sau này. Sau đây là những điều cần lưu ý về bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ cần biết.
Tình trạng trẻ nhỏ bị viêm da đỏ, dị ứng, kích ứng với các chất, các vật dụng được gọi là bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh. Bệnh này thường xảy ra ở các khu vực trên cơ thể như trán, đầu, chân tay, mí mắt, mặt…
Bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh có thể trở nên nghiêm trọng vì sức đề kháng yếu cũng như sự non nớt của làn da trẻ. Dù rằng, biểu hiện và triệu chứng viêm da tiếp xúc khá dễ nhận biết như những nốt mụn đỏ lan ra da bé, nhưng cha mẹ cũng cần nắm vững những điều sau để tìm cách chữa trị và phòng bệnh cho bé hiệu quả.
1. Những loại thức ăn gây kích ứng cho trẻ, không tốt cho bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh
Các thức ăn gây kích ứng cho trẻ
Cha mẹ nên đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống của các bé, nhất là các bé sơ sinh và bắt đầu ăn dặm. Đây là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm da tiếp xúc, nhất là khi thực phẩm cho bé bị bệnh không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng bệnh mà còn ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển và tăng trưởng của bé.
Một số loại thực phẩm gây kích ứng da như trứng, bò, hải sản… cần được cha mẹ đặc biệt chú ý khi cho bé ăn, hãy để ý kĩ đến những phản ứng của bé, rất có thể bé bị dị ứng với một loại thức ăn nào đó và bị bệnh, trong đó có cả thức ăn không hợp vệ sinh cũng khiến bé bị bệnh.
Khi bé bị viêm da tiếp xúc, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn hải sản, các thực phẩm khô, muối chua, thực phẩm đóng hộp, nên cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu, thực phẩm mềm và bổ sung thêm rau xanh, trái cây và cung cấp đủ nước cho trẻ.
2. Đặc biệt chú ý đến môi trường sống của trẻ
Những vấn đề về da liễu phần nhiều là do tác động của môi trường, các bé nếu tiếp xúc nhiều với môi trường bị ô nhiễm như khó bụi, ô nhiễm nguồn nước, không khí, bị côn trùng cắn và đốt, lông vật nuôi… sẽ rất dễ bị bệnh viêm da tiếp xúc. Đặc biệt là nguồn nước, nguồn nước mà gia đình sử dụng để bé ăn uống và tắm rửa nếu như bị ô nhiễm thì có thể gây cho bé sự ngứa ngáy, khó chịu và kéo theo đó là bệnh viêm da tiếp xúc.
Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều loài côn trùng như kiến ba khoang, bọ xít chỉ cần chạm nhẹ là có thể dính chất độc, cha mẹ nên chú ý và đảm bảo không gian sống của bé thật sạch sẽ.
3. Bé dễ bị mẫn cảm với các đồ dùng xung quanh
Da của trẻ sơ sinh rất non nớt và rất dễ bị mẫn cảm, chính vì vậy đồ dùng cho bé cần phải được đảm bảo an toàn nhất cho làn da bé. Thế nên cha mẹ cần quan tâm tới chất liệu quần áo, tã lót, chăn màn, ga giường, đồ chơi của bé… để xem có loại vải nào gây ngứa cho bé hay không. Nên nhớ rằng những đồ dùng trong cuộc sống có thể chứa nhiều các yêu tố gây bệnh và khiến cho da của bé dễ bị sưng ngứa, gây bệnh viêm da tiếp xúc.
Đảm bảo các đồ dùng của bé đều an toàn cho làn da
4. Các sản phẩm chăm sóc da có thể không phù hợp với bé
Nhiều cha mẹ thường sử dụng các loại kem dưỡng ẩm, sữa tắm, dầu gội mua đại trà trên thị trường có thể không đủ an toàn cho làn da trẻ. Thế nên khi sử dụng các loại sản phẩm chăm sóc da không phù hợp với làn da của bé sẽ khiến cho da bị dị ứng mẫn cảm. Cha mẹ nếu muốn dùng các sản phẩm kem dưỡng da để bôi cho trẻ cần xem xét kĩ thành phần dành riêng cho trẻ nhỏ.
5. Chú ý quan sát những bất thường trên làn da bé
Do những nguyên nhân khác nhau mà bệnh viêm da tiếp xúc có thể có các biểu hiện khác nhau, dù vậy bé vẫn sẽ bị ngứa ngáy kéo dài, làm cho bé bứt rứt, khó chịu và quẩy khóc. Cha mẹ cần hiểu rõ bị vết côn trùng cắn hay là bị dị ứng, nốt sưng đỏ nhỏ hay lan rộng để có cách điều trị hiệu quả nhất cho bé.
Quan sát những bất thường trên da bé
6. Hạn chế tối đa gãi vào những vùng mụn sưng đỏ
Tuy rằng các vết sưng đỏ của mụn nước có thể khiến cho bé bị ngứa ngáy, khó chịu nhưng cha mẹ hãy giúp bé tránh gãi vào những vùng da tổn thương đó. Bởi vì tình trạng nặng sẽ gây ngứa nhiều hơn, có thể làm cho mụn nước vỡ ra và dẫn đến lở loét, sau này có thể để lại nhiều vết sẹo sâu và thâm lại gây mất thẩm mỹ cho làn da của bé.
7. Chọn loại vải thoáng mát và an toàn mặc cho bé
Khi da bé bị tổn thương vì bệnh viêm da tiếp xúc, cha mẹ nên lưu ý đến các chất liệu vải tiếp xúc trực tiếp đến vùng da nhạy cảm của bé như quần áo, tã lót, chăn mền, mọi thứ nên vệ sinh thường xuyên cho sạch sẽ, các loại quần áo của bé từ chất liệu hút ẩm tốt và thoáng mát, tránh cho bé bị mồ hôi ở nơi da tổn thương.
Chọn quần áo thoáng mát mặc cho bé
8. Sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên giảm ngứa cho bé
Nếu bé bị ở thể nhẹ, cha mẹ có thể dùng các loại lá tắm thiên nhiên cho trẻ sơ sinh như lá trầu không, lá chè xanh cũng giúp giảm ngứa nhanh và an toàn cho da của bé.
9. Cho bé thăm khám bệnh khi bị viêm da nặng
Cha mẹ nên tìm hiểu kĩ căn nguyên bệnh viêm da của trẻ là từ đâu để có cách chữa trị hiệu quả, có thể sử dụng các sản phẩm giúp giảm ngứa nhưng phải thông qua chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ thức giấc về đêm, ngứa nhiều, da đỏ hơn, chảy máu, tiết dịch, đóng mủ,… và các thương tổn nặng khác cần đi khám ngay để kịp thời điều trị tránh được nhiễm trùng da ở trẻ.
Cho bé đi khám ngay khi có dấu hiệu viêm da nặng
10. Vệ sinh da của trẻ đúng cách
Cha mẹ nên dùng nước ấm để vệ sinh làn da của trẻ, lau khô và tránh cho bé bị mồ hôi dính vào phần da tổn thương.
>> Dấu hiệu và mức độ nguy hiểm của chứng bệnh nhược cơ
Được tổng hợp bởi tinhcoi.info